• VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
  • VTEM Image Show

Giới thiệu Ngành Quản trị văn phòng

Đánh giá:  / 0

NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

 

1. Mục tiêu đào tạo: Chương trình ngành Quản trị văn phòng được xây dựng dựa trên nhu cầu của xã hội nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ về quản trị văn phòng bậc đại học để đảm nhiệm được công việc của chuyên viên làm công tác văn phòng và công việc của người quản lí, phụ trách văn phòng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

 

2. Chuẩn đầu ra: Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Quản trị văn phòng phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

 

2.1. Kiến thức

      (1) Có kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lênin; về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hoá, Hồ Chí Minh; có hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nước ta;

     (2) Có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc;

     (3) Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản theo khối ngành Quản trị, quản lý, tổ chức; hiểu, áp dụng các kiến thức chung có liên quan tới nhóm ngành như văn thư - lưu trữ, khoa học quản lý, quản trị nhân lực để luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn trong công tác Quản trị văn phòng và có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong quản trị văn phòng;

     (4) Nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để giải quyết các công việc phức tạp trong lĩnh vực văn phòng, quản trị văn phòng;

    (5) Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội để hội nhập nhanh với môi trường công tác hiện tại và tương lai hoặc có thể được đào tạo chuyên sâu hơn ở bậc học tiếp theo;

    (6) Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực quản trị văn phòng.

 

2.2. Kỹ năng

    (7) Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Quản trị văn phòng trong những bối cảnh khác nhau;

    (8) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực quản trị văn phòng;

    (9) Có năng lực dẫn dắt chuyên môn về quản trị văn phòng để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

   (10) Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn; đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/ TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

   (11) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

   (12) Có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, bao gồm:

- Tổ chức các hoạt động văn phòng; giúp lãnh đạo cơ quan quản lí, triển khai, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ văn phòng tại các đơn vị, bộ phận văn phòng của cơ quan, tổ chức;

- Hoạch định các chương trình, kế hoạch cho hoạt động của văn phòng và cơ quan;

- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan trong công tác xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan, của văn phòng;

- Tham mưu - tổng hợp phục vụ hoạt động quản lí của lãnh đạo, cơ quan;

- Điều hành hoạt động của văn phòng;

- Quản trị nguồn nhân sự trong văn phòng, cơ quan;

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của văn phòng, hoạt động của cơ quan;

- Tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, nội quy, quy định cho cơ quan, tổ chức;

- Tổ chức và sử dụng các nguồn thông tin phục vụ hoạt động quản lí; thu thập, xử lí và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lí;

- Tổ chức quản lí và giải quyết văn bản; lập hồ sơ hiện hành; tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của cơ quan;

- Tổ chức công việc, cải tiến lề lối làm việc, hiện đại hóa văn phòng;

- Soạn thảo các văn bản hành chính thông thường;

- Quản trị thiết bị; sử dụng trang thiết bị văn phòng;

- Ứng dụng tin học vào công tác quản trị văn phòng;

- Kỹ năng giao tiếp; làm việc nhóm.

   (13) Có khả năng phát hiện và hình thành, tổng quát hóa; đánh giá, phân tích định lượng, định tính vấn đề về quản trị văn phòng trên cơ sở các căn cứ pháp lý, khoa học và thực tiễn. Từ đó lập luận và xử lý thông tin, các vấn đề có liên quan đến Quản trị văn phòng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp đối với cấp trên;

   (14) Có khả năng phát hiện vấn đề, kỹ năng tìm kiếm tài liệu và thu thập thông tin, được trang bị và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ; có khả năng tham gia vào khảo sát thực tế, công tác văn phòng, quản trị văn phòng tại cơ quan, tổ chức; và có thể chủ động nghiên cứu đưa ra giải pháp và kiến nghị đổi mới trong hoạt động chuyên môn;

   (15) Có khả năng tư duy chỉnh thể, tư duy logic, phân tích đa chiều, đánh giá và phân tích định tính, định lượng vấn đề trong hoạt động quản trị văn phòng;

   (16) Có khả năng tìm hiểu được sứ mạng, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của đơn vị mình công tác; vận dụng kiến thức được trang bị phục vụ có hiệu quả các công việc phù hợp với bối cảnh thực tế trong tổ chức;

   (17) Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn; có khả năng vận dụng các định nghĩa, khái niệm cơ bản, hình thành ý tưởng liên quan đến hoạt động chuyên môn quản trị văn phòng và phát triển kỹ năng, chuyên môn của cá nhân.

 

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

   (18) Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ về văn phòng, quản trị văn phòng; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

   (19) Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

   (20) Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực văn phòng, quản trị văn phòng mang tính thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;

   (21) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình;

   (22) Có khả năng sáng tạo trong việc xây dựng mục tiêu cá nhân; có khả năng nghiên cứu cải tiến trong nghề nghiệp, cập nhật thông tin và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề; có khả năng làm chủ công nghệ thông tin về lĩnh vực nghề nghiệp;

   (23) Hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình về việc xây dựng và phát triển ngành Quản trị văn phòng trong bối cảnh thực tế xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay; nắm bắt được diễn biến nhu cầu của xã hội đối với hoạt động quản trị văn phòng;

   (24) Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng trong công tác quản trị văn phòng tại các cơ quan, tổ chức; có thái độ đúng đắn về công việc sẽ đảm nhận sau khi ra trường; có lòng say mê, yêu nghề và có ý thức trách nhiệm đối với công việc, đạo đức, tác phong của người cán bộ công chức, viên chức làm công tác văn phòng;

   (25) Nhận thức được vị trí, vai trò của bản thân mình trong xâ hội để có cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ, trật tự và sự biến đổi của xã hội để có trách nhiệm hơn trong việc trong việc điều hòa các mối quan hệ xã hội, duy trì sự ổn định, trật tự của xã hội và hướng tới xây dựng một xã hội an toàn, giàu, đẹp và văn minh.

 

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các vị trí công việc sau:

Chuyên viên văn phòng tại cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xâ hội, tổ chức phi chính phủ;

- Công chức văn phòng thống kê tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Nhân viên Hành chính - Văn thư, Hành chính văn phòng, lễ tân tại các cơ quan, doanh nghiệp;

- Cán bộ quản lý văn phòng hoặc bộ phận thuộc văn phòng tại các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương (Chánh, Phó văn phòng; Trưởng, Phó phòng Hành chính,...);

Trợ lý lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương.