Giới thiệu Ngành Quản trị nhân lực
- Thứ hai, 20 Tháng 8 2018 08:03
- Ngày đăng
- Viết bởi Super User
- Chuyên mục chính: Ngành nghề đào tạo
- Chuyên mục: Ngành Quản trị nhân lực
- Lượt xem: 817
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Theo các tài liệu được công bố năm 2010, cả nước ta hiện nay có các cơ quan chuyên trách về quản lý nguồn nhân lực như sau: 01 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; 01 Bộ Nội vụ; 63 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, 63 Sở Nội vụ; 697 phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, 697 phòng Nội vụ và 11065 xã, phường, thị trấn. Ngoài Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ là các Bộ chuyên trách về công tác quản lý nguồn nhân lực xã hội, cả nước còn có 16 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ đều có một Vụ làm công tác quản lý nhân lực (Vụ Tổ chức cán bộ), 08 cơ quan thuộc Chính phủ và hệ thống các đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan nhà nước đều có các phòng, ban làm công tác quản lý nhân lực chuyên trách (Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tổ chức hành chính…). Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức đang thực hiện công tác quản trị nhân lực tại các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước là rất lớn và hàng năm đều có nhu cầu tuyển dụng. Đó là chưa kể đến hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, 497.951 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hàng trăm viện nghiên cứu về quản lý,… mỗi năm cần tuyển hàng nghìn cán bộ phụ trách về vấn đề nhân lực trong tổ chức.
Bậc đào tạo: Đại học, Cao đẳng
Tuyển sinh: khối C, D1
Các kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo:
- Kỹ năng lập kế hoạch, thông báo tuyển dụng, tuyển chọn ứng viên, ký kết hợp đồng và thỏa ước lao động;
- Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng định mức lao động và thang bảng lương;
- Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng sử dụng quyền lực, kỹ năng động viên, khiển trách và sa thải nhân viên,...
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Chuyên gia tư vấn, chuyên viên, cán bộ phụ trách một số hoạt động chuyên sâu về quản trị nhân lực trong mọi loại hình tổ chức như: hoạch định và tuyển dụng nhân lực; tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực; xây dựng thang - bảng lương, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và phúc lợi cho người lao động; bố trí nhân lực, xây dựng định mức và tổ chức lao động khoa học; xây dựng chính sách nhân lực và quan hệ lao động,…