Chương trình đào tạo Cử nhân Luật
- Thứ hai, 20 Tháng 8 2018 07:47
- Ngày đăng
- Viết bởi Super User
- Chuyên mục chính: Ngành nghề đào tạo
- Chuyên mục: Ngành Luật
- Lượt xem: 829
THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật Việt Nam, pháp luật trong lĩnh vực nội vụ; cùng thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; có tư duy phản biện để phân tích, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật; có kỹ năng thực hành; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Nội vụ và kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Chuẩn đầu ra
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Luật của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đạt được các yêu cầu năng lực sau đây:
2.1. Kiến thức
- Biết, nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin; về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; có kiến thức về công nghệ thông tin, năng lực ngoại ngữ theo quy định đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và hội nhập quốc tế;
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành luật như: Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, xã hội học đại cương, tâm lý học quản lý, lôgic hình thức, môi trường và phát triển bền vững... giúp người học nghiên cứu, phân tích luật ở nhiều góc độ khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội;
- Nắm được khối kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành trong lĩnh vực nhà nước và pháp luật như: tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, vai trò của nhà nước và pháp luật trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ... cùng hệ thống kiến thức pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau;
- Tích luỹ được khối kiến thức pháp luật chuyên sâu trong khu vực công và các lĩnh vực quản lý đặc thù của ngành nội vụ như: tổ chức, thực hiện và kiểm soát quyền lực quyền lực nhà nước; công vụ, công chức; chính quyền địa phương; thanh tra, khiếu nại, tố cáo; thi đua, khen thưởng; địa giới hành chính...
2.2. Kỹ năng
- Có kỹ năng vận dụng quy định của pháp luật để giải quyết tình huống pháp lý trong vị trí việc làm và thực tiễn xã hội.
- Có kỹ năng cơ bản tham gia hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật;
- Có kỹ năng tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cộng đồng hoặc giải quyết vụ việc có liên quan lĩnh vực nhà nước và pháp luật;
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá, tranh luận pháp lý trong hoạt động nghề nghiệp;
- Bước đầu có kỹ năng nghiên cứu khoa học: Phát hiện vấn đề nghiên cứu; tổ chức nghiên cứu độc lập, sáng tạo; đánh giá, phản biện, tiếp nhận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào vị trị việc làm.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn trong hoạt động pháp luật.
- Có trách nhiệm công vụ, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; nghiêm túc, khách quan trong việc thực thi công vụ, nhiệm vụ.
- Có năng lực học tập, nghiên cứu và làm việc độc lập, khoa học, sáng tạo.
2.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực, trình độ, kỹ năng thực hiện công việc chuyên môn ở các vị trí:
- Chuyên viên pháp chế tại Vụ pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ban/Phòng pháp chế của cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền địa phương...
- Chuyên viên Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; công chức tư pháp – hộ tịch giúp UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng, thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; hộ tịch, chứng thực, hoà giải ở cơ sở...
- Thanh tra viên làm việc trong các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở...
- Chuyên viên pháp lý cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ, tổ chức quốc tế; tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân; thực hiện công tác trợ giúp pháp lý; tổ chức thi hành pháp luật;
- Đảm nhiệm các chức danh tư pháp (thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, luật sư…);
- Giảng viên, nghiên cứu viên trong các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu..